Kể từ Công đồng Vaticănô II, một nỗ lực thực sự đã được thực hiện nhằm đổi mới Nghi Thức Khai Tâm Kitô Giáo cho Người Lớn (RCIA). Theo thời gian, chúng ta đã khám phá ra rằng thực sự là một quá trình để một người hình thành mối quan hệ yêu thương trọn đời với CGK và Giáo Hội của Ngài và trở thành môn đệ của Ngài. Thông thường, chúng ta đã đưa mọi người đến với Bí Tích Khai Tâm và đã không tiếp tục việc đào tạo đức tin của họ hoặc đã không mời họ tham gia vào các mục vụ. Chúng ta thực sự cần phải xem xét cách chúng ta tiếp cận với RCIA và tất cả sự hình thành của đức tin. Chúng ta đã nỗ lực để phù hợp với những người tham gia RCIA trong chương trình giảng dạy. Để hiệu quả hơn nhiều là việc xây dựng kế hoạch hình thành đức tin cho mỗi người. Điều này có nghĩa là gặp gỡ từng người ở nơi chính họ đang hình thành đức tin và xem xét nghiêm túc những nơi họ đã từng trải để đến vị trí ngày hôm nay. Bản thân mỗi người cần phải lên tiếng khi họ muốn tham gia vào việc hình thành đức tin của mình, và với sự giúp đỡ của chúng ta, họ lập một kế hoạch thích hợp với họ để dẫn đến với vai trò làm môn đệ của CGK. Do nhu cầu mỗi người phải trải qua một Năm Phụng Vụ trọn vẹn trong Giáo Hội địa phương và để tiến trình RCIA đạt hiệu quả cao nhất, thì đó phải là một quá trình diễn ra suốt cả năm. Cầu nguyện, thờ phượng, đời sống giáo xứ và Thánh Lễ Chúa Nhật trở thành chương trình giảng dạy thực sự. (SLG)
Chúa Giê-su đưa ra một ví dụ về việc yêu thương ai đó “nơi chính họ” khi nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri-a tại Giếng Gia-cốp:
Người phụ nữ nói với Người: "Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ. ..Cha ông chúng ta đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giê-ru-sa-lem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa." Đức Giê-su phán: "Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng ta thờ Đấng chúng ta biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do-thái. Nhưng giờ đã đến -và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật." Người phụ nữ thưa: "Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng ta mọi sự." Đức Giê-su nói: "Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây."
Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dám hỏi: "Thầy cần gì vậy? " Hoặc "Thầy nói gì với chị ấy? " Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta: "Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao? " Họ ra khỏi thành và đến gặp Người. Có nhiều người Sa-ma-ri trong thành đó đã tin vào Đức Giê-su, vì lời người phụ nữ làm chứng: ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm. Vậy, khi đến gặp Người, dân Sa-ma-ri xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa. Họ bảo người phụ nữ: "Không còn phải vì lời chị kể mà chúng ta tin. Quả thật, chính chúng ta đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian." (Gioan 4: 19-30, 39-42)
Chúa Giê-su chia sẻ lời nói và tình yêu của Ngài với người phụ nữ Sa-ma-ri-a, và qua cuộc trò chuyện, Ngài bộc lộ thân phận của Ngài. Việc chia sẻ lời nói và tình yêu này của Chúa Giê-su cũng là lời mời gọi hoán cải và ăn năn trở lại.
Chìa khóa ở đây là kết hợp một cách nghệ thuật cả lời mời để hoán cải trong khi gặp ai đó nơi chính họ... Nếu không có ý thức đầy thương xót về vị trí của ai đó, thì thông điệp về sự ăn năn trở nên chói tai và thuyết giảng, không thể thực sự biến đổi trái tim. Đồng thời, nếu chúng ta không bao giờ mời gọi mọi người quay lưng lại với tội lỗi của họ và dâng trái tim của họ cho Đức Kitô, thì chúng ta lại có nguy cơ là không thực hiện được lời mời gọi để truyền bá Phúc Âm. (MM 51-52)
Chúng ta tin vào tình yêu thương của Chúa: bằng những lời này, Kitô Hữu có thể bày tỏ quyết định cơ bản của đời mình. Trở thành Kitô Hữu không phải là kết quả của một sự lựa chọn đạo đức hay một ý tưởng cao cả, mà là cuộc gặp gỡ với một sự kiện, một Con Người, mang lại cho cuộc đời một chân trời mới và một hướng đi quyết định. (DCE 1)
Người phụ nữ Samaria tin tưởng — đến nỗi bà đã ăn năn, vào thành và đưa những người khác đến với Chúa Giêsu. Chúng ta, là Giáo Hội, được mời gọi trở thành một Đức Kitô cho thế giới — chúng ta mang Đấng được Chúa xức dầu đến với thế giới. Là một Giáo Hội và là từng cá nhân, chúng ta có sẵn sàng và mở lòng ra để gặp gỡ anh chị em của mình trong Đức Kitô “nơi chính họ” không? Chúng ta có mở lòng ra để đào tạo những môn đệ khác không? Chúng ta có sẵn sàng để cùng đi với họ, đồng hành với họ, yêu thương họ, thương xót họ, chăm sóc họ, và đưa họ đến với Đức Kitô như chúng ta đã được ủy thác qua Phép Rửa của mình không?
ĐỂ THẢO LUẬN:
1. Giáo xứ, trường học, hoặc mục vụ của chúng ta tiếp cận với việc Hình Thành Đức Tin như thế nào?
2. Chúa Giê-su chia sẻ Tin mừng của Ngài với người phụ nữ bên giếng như thế nào?
3. Người phụ nữ Sa-ma-ri-a chia sẻ Tin Mừng với người khác như thế nào?
4. Đâu là lý do quan trọng để kết hợp lời mời hoán cải với việc gặp gỡ ai đó nơi chính họ?
5. Bạn nghe chuyện của ai? Bạn có thể chia sẻ chuyện về đức tin của mình không?
6. Lần đầu tiên bạn gặp Chúa Giê-su là khi nào? Ai đã tạo nên cuộc gặp gỡ này?
7. Bạn đã cầu nguyện để Chúa Thánh Thần thúc đẩy bạn giúp người khác gặp gỡ Chúa Giêsu chưa?