Nhiều sự thay đổi văn hóa trong vòng 10 hay 20 năm qua gây khó khăn cho việc truyền giáo. Quan điểm hướng nội của chúng ta về bản thân và truyền thống đức tin “làm chứng không lời” của chúng ta không đáp ứng được Sứ Mệnh Truyền Giáo của Chúa Giê-su và không có hiệu quả trong một xã hội trong đó truyền thông trở nên phổ biến đến mức chúng ta trở thành tiếng nói trong một đám đông quá ồn ào. Ngày nay, văn hóa thế tục không những không ủng hộ việc thực hành tôn giáo, mà còn thường thù địch với việc thực hành tôn giáo. Thật khó để tạo ra ảnh hưởng với thế hệ trẻ. Mặc dù nó có vẻ như cổ lổ xỉ, nhưng có một sự thật trong câu “tuổi trẻ là tương lai”.
Chúng ta gặp khó khăn khi cố gắng đưa mọi người vào chương trình hơn là có chương trình phù hợp với sứ mệnh đào tạo các môn đệ. Chúng ta kết thúc với một chương trình mà mọi người cảm thấy họ có thể vượt qua hoặc tốt nghiệp, hơn là một sứ mệnh suốt đời để sống như một môn đệ của Chúa Giê-su. Điều này cũng có thể đúng với cách chúng ta tiếp cận với những người chuẩn bị lãnh nhận các Bí Tích. Đó là lý do tại sao nhiều người trẻ của chúng ta rời bỏ Giáo Hội sau khi lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức: Họ lầm tưởng rằng họ đã tốt nghiệp đức tin, trong khi điều ngược lại là sự thật.
Chúng ta phải thích nghi với tư cách là một Giáo Hội để truyền tải thông điệp của Chúa Giêsu Kitô, Tin Mừng, ra ngoài, và chúng ta phải có ý định (chủ đích) trong việc đào tạo môn đệ, đặc biệt là trong gia đình của chúng ta. Các giáo xứ, trường học, và mục vụ của chúng ta cần hỗ trợ các bậc cha mẹ và gia đình trong việc trưởng thành và phát triển việc làm-môn-đệ của Chúa Giê-su. Chúng ta không còn có thể phụ thuộc vào việc truyền giáo cho con cái chúng ta một cách tự động. Nếu chúng ta tự hỏi, khi con cái chúng ta lãnh nhận các Bí Tích Rước Lễ Lần Đầu và Thêm Sức, chúng ta hỏi là có bao nhiêu em là môn đệ truyền giáo, thì câu trả lời của chúng ta có lẽ là rất ít. Số lượng người trẻ rời bỏ Giáo Hội trong thời gian học trung học hoặc ngay sau khi tốt nghiệp là đáng kinh ngạc và trầm trọng. Điều quan trọng đối với chúng ta là tạo điều kiện cho các giáo xứ, các gia đình, các trường học, và các mục vụ của chúng ta chuyển từ duy trì sang truyền giáo (maintenance to mission)— bằng cách hình thành các môn đệ có ý định truyền giáo, chính họ là những người làm môn đệ. Đã có thời gian hơn 50% thanh niên rời bỏ Giáo Hội sau Bí Tích Thêm Sức nhưng họ đã trở về khi họ lập gia đình. Điều này nói chung không còn đúng nữa. Hơn 85% thanh niên của chúng ta rời bỏ Giáo Hội, và 75% những người vào Giáo Hội thông qua chương trình Tân Tòng (RCIA) rời bỏ Giáo Hội sau năm năm.
Chúng ta, là Giáo Hội Công Giáo, cần được huấn luyện về cách làm chứng cho đức tin của mình theo nhiều cách. Thật ra, hầu hết chúng ta chưa bao giờ học cách kể chuyện đức tin của mình để mời gọi người khác. Chúng ta cũng chưa học được cách đồng hành với người khác trong đức tin hoặc cách truyền đạt tình yêu của chúng ta đối với Chúa Giê-su Kitô và Giáo Hội của Ngài. Chúng ta không thể dẫn người khác đến với Chúa Giê-su cho đến khi bản thân chúng ta đã bước vào mối quan hệ với Ngài, mà nền tảng của việc đó là cầu nguyện. Nhiều người Công Giáo không nhận ra rằng chúng ta có thể và nên có một mối quan hệ cá nhân sâu sắc với Chúa, mà chúng ta có thể củng cố mối tình này qua Kinh Thánh và đời sống cầu nguyện. Mỗi người chúng ta, bất kể ơn gọi, vai trò trong đời sống, hay chức vụ nào, đều được mời gọi nên thánh và tăng trưởng đức tin Công Giáo. Chúng ta không thể truyền giáo cho người khác trừ khi chúng ta đã được phúc âm hóa, và chúng ta không thể đồng hành với người khác một cách hiệu quả trừ khi bản thân chúng ta là những môn đệ của Ngài (SWJ 28). Một lần nữa, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc lại rằng: ‘Hiệu quả của việc truyền giáo chỉ có thể phát triển từ mối quan hệ mật thiết với Chúa Giê-su.’ ALG
Để mọi người Công giáo có thể chấp nhận một đời sống truyền giáo, các mô hình văn hóa trong nhiều giáo xứ, gia đình, trường học và mục vụ của chúng ta cần phải được biến đổi. Mục tiêu thực sự của việc canh tân văn hóa giáo xứ, gia đình, trường học, và mục vụ thì lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể nhìn nhận ra. Tầm nhìn của chúng ta nên mở rộng ra để tạo ra một chu kỳ sinh hoa trái bắt đầu trong các giáo xứ, gia đình, trường học và mục vụ của chúng ta, và lan rộng ra cộng đồng địa phương và toàn thế giới. Lời mời gọi về một nền văn hóa làm-môn-đệ lớn hơn nhiều so với việc đưa mọi người vào các mục vụ và thúc đẩy tinh thần tình nguyện. Việc này có nghĩa là cho phép không gian để mời gọi mọi người trong Chúa Thánh Thần sử dụng các tài năng và tầm nhìn cụ thể của một người, cho người đó cơ hội để cảm nhận được động lực, sự thúc đẩy, của Chúa Thánh Thần để ra đi loan báo Tin Mừng. (115 MM)
Câu hỏi đặt ra là, "Liệu những gì chúng ta làm có hiệu quả không, khi xem xét tất cả những thay đổi về văn hóa và truyền thông đang diễn ra?" Đây là lý do tại sao chúng ta cần mỗi giáo xứ, mỗi trường học, và mỗi mục vụ phải ghi nhớ Mệnh Lệnh Truyền Giáo của Chúa Giê-su để đào tạo các môn đệ, rửa tội muôn dân, dạy dỗ tất cả những gì Ngài đã truyền, và luôn nhớ rằng Ngài luôn ở cùng chúng ta. Để trở thành môn đệ, chúng ta bắt đầu với một con người, chứ không phải một chương trình. Giả sử ai đó muốn cầu nguyện tốt hơn, sống tốt hơn, và phục vụ tốt hơn đã quyết định theo Chúa Giê-su và khao khát được phát triển. Khi chúng ta không ở đó để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh, thì một trong ba điều sẽ xảy ra: Sự phát triển sẽ trở nên không lành mạnh, sự phát triển sẽ trì trệ, hoặc người môn đệ chớm nở này sẽ tìm một nơi khác để phát triển. (108 MM)
Kiểm tra cái quá trình của chúng ta là một sự cần thiết. Nói một cách đơn giản, "Các giáo xứ, gia đình, trường học và mục vụ của chúng ta có đang đào tạo các môn đệ không, khi chúng ta đang giáo dục, đang rao giảng, và đang thánh hóa?" Nói cách khác, “Chúng ta chỉ đơn giản là ở mức độ‘ duy trì ’ (maintenance)— duy trì những gì chúng ta đang có, hay chúng ta đang ở mức độ cao hơn, đó là ‘ truyền giáo ’ (mission)— truyền giáo và hoàn thành Mệnh Lệnh Truyền Giáo của Chúa Giêsu Kitô?”
Trong quá khứ, chúng ta đã tập trung vào con số giáo dân, số ghi danh, cũng như số tiền thu hàng tuần làm tiêu chuẩn cho sự thành công trong các giáo xứ và trường học của chúng ta. Loại thay đổi văn hóa mà chúng ta đang nói đến đối với các giáo xứ, các gia đình, các trường học, các mục vụ, và các cơ sở là chúng ta “được tạo ra để truyền giáo”. Chúng ta phải suy nghĩ lại về “cách chúng ta làm việc như thế nào” và cách chúng ta đang hình thành các giáo dân, cũng như đội ngũ giảng viên, các nhân viên, và các sinh viên của trường để làm môn đệ Chúa. Theo tác giả Tim Glemkowski trong cuốn sách của ông, ‘Được Tạo Ra Để Truyền Giáo’ (Made for Mission,) có bốn cách mô tả sức khỏe của một giáo xứ mà điều này cũng có thể áp dụng cho các trường học và các mục vụ của chúng ta:
1. Đang Chết (Dying)
2. Đang Giảm (Declining)
3. Đang Thăng (Swelling)
4. Đang phát triển hoặc khỏe mạnh (Growth or Healthy) (MM 34)
Nếu chúng ta không truyền giáo và đào tạo ra các môn đệ, thì chúng ta đang sa sút, ngay cả khi chúng ta đang duy trì “số lượng”. Nếu thế hệ trẻ không còn, thì chúng ta đang suy tàn. Nếu bạn cho rằng giáo xứ của mình đang chết dần hoặc suy tàn, thì thách thức là, thay vì nản lòng nhượng bộ, hãy tìm kiếm những con người nơi chính họ đang ở và yêu thương họ. Đây thực sự là thời điểm để tiếp cận với các cá nhân và mang họ đến Chúa Giêsu. Tiếp cận với những người xung quanh của chúng ta trong tình yêu của Chúa Giêsu. Tuân theo lệnh truyền này và mong muốn hồi sinh là hy vọng duy nhất mà các giáo xứ đang chết dần và suy tàn có được.
Các giáo xứ đang Thăng có vẻ như đang phát triển, nhưng chúng ta phải lưu ý xem thành viên mới đến từ đâu. Họ là những thành viên mới của đức tin đang phát triển trong vai trò là môn đệ, hay họ có lẽ từ các giáo xứ lân cận đang tìm kiếm một nơi mới để thờ phượng? Sự tăng trưởng về số lượng trở thành một sự thay thế cho sự phát triển về số lượng môn đệ.
Các giáo xứ và trường học đang Phát Triển, Khỏe Mạnh đào tạo các môn đệ, và các thành viên sống Sứ Mệnh Truyền Giáo của Chúa Giêsu Kitô. Tại các giáo xứ và các trường học này, mọi người đều hiểu tầm nhìn và sứ mệnh rõ rang của giáo xứ là đào tạo môn đệ của cả những người bên trong và bên ngoài bức tường của họ, và mọi người hiểu điều đó xảy ra như thế nào trong cuộc sống của chính họ bằng cách sử dụng những tài năng cá nhân là những món quà độc đáo của họ. (39 tháng 3)
Chúa Giê-su mời gọi mỗi người chúng ta trở thành môn đệ của Ngài cho thời đại hôm nay, nghĩa là chúng ta đến để biết Ngài, để yêu mến Ngài, để phục vụ Ngài, để làm chứng cho Ngài, và để nhân danh Ngài thi hành những việc của các môn đệ Chúa. Đúng vậy, chúng ta cần đặt mọi thứ trong tay của Chúa Giêsu, nhưng như Thánh Têrêxa Avila đã nói, “Ngài không có tay, cũng không có chân ở đời này, ngoại trừ bàn tay và đôi chân của bạn.”
Biết Chúa Giêsu, yêu Ngài, phục vụ Ngài, và làm chứng cho Ngài có nghĩa là chúng ta phải chia sẻ tình yêu của Chúa Giêsu với người khác để lòng khao khát của người khác cũng được thỏa mãn trong tình yêu của Ngài. Đây là điều tối quan trọng đối với mục đích của chúng ta với tư cách là những Kitô Hữu Công Giáo. Đã đến lúc phải tự kiểm tra bản thân trong tư cách là thành viên của Giáo Hội. Được mời gọi làm môn đệ ngày nay của Chúa Giê-su, chúng ta cần phải nhìn kỹ mối quan hệ của bản thân với Chúa Giê-su Kitô và Giáo Hội của Ngài, và thành thật tự hỏi— Tôi đang sống mối quan hệ của tôi với Chúa Giêsu Kitô như thế nào, và tôi hình dung mối quan hệ đó như thế nào với thế giới? Người khác có thể nhận ra Đức Kitô qua đời sống và hành động của tôi không? Tôi có đang trở thành môn đệ bởi những gì tôi đang làm và tôi đang sống như thế nào không? Tôi có đang chia sẻ Tin Mừng của CGK và đưa những người khác đến với Ngài như môn đệ của Ngài không?
Để thảo luận:
1. Một số thay đổi văn hóa nào trong vòng 10 - 20 năm qua gây khó khăn cho việc truyền giáo?
2. Tại sao việc thay đổi văn hóa lại khó khăn?
3. Những lý do nào cần phải thay đổi văn hóa giáo xứ, gia đình, trường học, và mục vụ?
4. Làm thế nào để chúng ta tạo ra một sự thay đổi trong văn hóa?
5. Làm thế nào để xây dựng việc làm-môn-đệ nhiều hơn là thúc đẩy tình nguyện?
6. Một số lý do mà bạn nghĩ rằng nhiều người Công Giáo có xu hướng giữ im lặng về đức tin của họ là gì?
7. Nếu cá nhân bạn im lặng về đức tin của mình, bạn có thể làm gì để bắt đầu chia sẻ đức tin của mình với người khác?
8. Giáo xứ, gia đình, trường học, hoặc mục vụ của chúng ta hỗ trợ sự phát triển đức tin lành mạnh nơi một môn đệ mới chớm nở như thế nào?
9. Giáo xứ, trường học hoặc mục vụ của chúng ta có Khỏe Mạnh không? Đang Thăng? Đang Suy Giảm? Hay Đang Chết? Giải thích.
10. Chúng ta đang ở mức độ bảo trì (maintenance) hay chúng ta đang kiện toàn sứ mệnh (mission)?